Hãng điện thoại Xiaomi đã chính thức phân phối các sản phẩm chính hãng của hãng như Xiaomi Mi3, Mi4, Xiaomi MiPad...vào thị trường Việt Nam. Đây sẽ là bước đầu của Xiaomi nhằm chiếm lĩnh thị trường VN vốn đang rất tiềm năng này.
Việt Nam là một thị trường có sức tiêu thụ điện thoại thông minh mạnh mẽ nhất hiện nay, bởi vậy, nước ta không nằm ngoài kế hoạch của Xiaomi – hãng điện thoại Trung Quốc đang nhắm đến vị trí số 1 trong ngành công nghiệp smartphone thế giới.
Hãng điện thoại Xiaomi đã lập kế hoạch tấn công thị trường Đông Nam Á trong đó có Việt Nam bắt đầu từ tháng 10 năm 2014, song, do có một sự rụt rè nhất định, Phó Chủ tịch Hugo Bara đã tạm ngưng kế hoạch này và tập trung vào hai thị trường Ấn Độ và Indonesia. Tuy nhiên, với sức hút mạnh mẽ cùng nhu cầu ngày tăng cao của thị trường smartphone nước ta, Xiaomi đã không thể ngồi yên và hãng điện thoại Trung Quốc đã chính thức bước vào Việt Nam sau gần 2 tháng trì hoãn so với bản kế hoạch trước đó.
Điện thoại Xiaomi đã có bước tiến rất lớn trong ngành công nghiệp smartphone. Ảnh: Internet
Sự có mặt của Xiaomi sẽ khiến thị trường điện thoại di động trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Các hãng điện thoại tên tuổi đều đang phải dè chừng đại diện đến từ Trung Quốc tại các thị trường trọng điểm trên thế giới và giờ là Việt Nam. Phải chăng Xiaomi sẽ đem lại một làn gió mới, một sự chuyển biến tích cực hơn cái cách mà Oppo, Meizu, Huawei đã từng làm với thị trường trong nước. Xiaomi là một sự khác biệt, một đối thủ thực sự đáng gờm cho tham vọng củng cố lòng tin người tiêu dùng Việt của các hãng điện thoại hàng đầu.
Phải chăng, hãng điện thoại Trung Quốc muốn làm cho các đối thủ tại thị trường Việt Nam không kịp trở tay, đặc biệt là điện thoại tầm trung giá rẻ. Đó là chưa kể đến việc liên tục xuất hiện của các mẫu flagship với giá thành vừa phải cùng cấu hình rất cao như Xiaomi Mi3, Xiaomi Mi4 hay sắp tới là máy tính bảng có thiết kế rất đẹp Xiaomi MiPad.
BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG SAU VỎN VẸN 4 NĂM PHÁT TRIỂN
Xiaomi là hãng điện tử Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh và được thành lập vào ngày 6/4/2010. Các dòng sản phẩm của hãng thực sự đa dạng và tất nhiên, thành công nhất vẫn là smartphone. Kể từ khi ra mắt chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của mình vào tháng 8 năm 2011, Xiaomi gần như ngay lập tức đạt được một thị phần ổn định tại Trung Quốc đại lục và từ đó cho đến nay, hãng đã mở rộng quy mô sản xuất và thị trường cung ứng của mình trên toàn thế giới. Vị trí thứ ba về doanh số smartphone toàn cầu là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công của hãng điện thoại này.
Không giống như Apple, Samsung những hãng điện thoại phải trải qua quá trình phát triển rất lâu trước khi đạt đến thành công như hiện tại, mọi thứ có vẻ dễ dàng hơn với Xiaomi. Song, chính sự đi lên nhanh chóng của hãng, rất nhiều chuyên gia phân tích, chuyên gia công nghệ đều đang hồ nghi về Xiaomi. Làm thế nào để một hãng smartphone với tuổi đời rất trẻ lại có thể nhanh chóng trở thành một thế lực mới trong ngành công nghiệp smartphone?
XIAOMI VÀO VIỆT NAM – THÁCH THỨC MỌI ĐỐI THỦ
Có một khó khăn mà Xiaomi phải đối mặt trong lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam đó là việc tiếp cận tâm lý chung của người tiêu dùng. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất đó là người tiêu dùng thích dùng điện thoại có cấu hình cao, màn hình đẹp, đáp ứng mọi nhu cầu với mức giá phải chăng nhưng đặc biệt là ít chơi với hàng Tàu và nghi ngờ điện thoại thương hiệu Việt. Xiaomi đáp ứng được 3 yêu cầu đầu tiên, song, bản thân là thương hiệu Trung Quốc sẽ khiến hãng khó tiếp cận người tiêu dùng hơn.
Tuy nhiên, trong vòng 1 năm trở lại đây, với sự xuất hiện của Oppo, Meizu, người tiêu dùng Việt đã an tâm hơn phần nào về hàng nội địa Trung Quốc. Và với uy tín của mình cùng thứ hạng cao trên toàn thế giới, Xiaomi sẽ gây ấn tượng được với người Việt và việc phát triển chỉ còn là vấn đề thời gian. Điều quan trọng nhất lúc này đó là việc đẩy mạnh truyền thông giống như Samsung trước đây và bây giờ là Oppo.
Cuối tháng 12, chiếc Xiaomi RedMi 1S sẽ chính thức được phân phối tại thị trường trong nước thông qua Digiworld. Về Xiaomi Redmi 1S, mẫu điện thoại này sẽ sở hữu màn hình IPS có kích cỡ 4.7 inch. Máy được trang bị chip xử lý Snapdragon 400 lõi tứ, RAM 1GB, camera chính 8 Mpx cùng viên pin với dung lượng 2.000 mAh. Giá bán cho sản phẩm này sẽ là 3,79 triệu đồng. Rõ ràng, Xiaomi đã đưa vào thị trường một làn gió mới, một thiết bị sử dụng vi xử lý có thương hiệu với mức giá dưới 4 triệu đồng, trên thị trường, rất ít thiết bị có được điều này.
BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG SAU VỎN VẸN 4 NĂM PHÁT TRIỂN
Xiaomi là hãng điện tử Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh và được thành lập vào ngày 6/4/2010. Các dòng sản phẩm của hãng thực sự đa dạng và tất nhiên, thành công nhất vẫn là smartphone. Kể từ khi ra mắt chiếc điện thoại thông minh đầu tiên của mình vào tháng 8 năm 2011, Xiaomi gần như ngay lập tức đạt được một thị phần ổn định tại Trung Quốc đại lục và từ đó cho đến nay, hãng đã mở rộng quy mô sản xuất và thị trường cung ứng của mình trên toàn thế giới. Vị trí thứ ba về doanh số smartphone toàn cầu là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công của hãng điện thoại này.
Xiaomi thành công chỉ sau 4 năm tồn tại và phát triển. Ảnh: Internet
Không giống như Apple, Samsung những hãng điện thoại phải trải qua quá trình phát triển rất lâu trước khi đạt đến thành công như hiện tại, mọi thứ có vẻ dễ dàng hơn với Xiaomi. Song, chính sự đi lên nhanh chóng của hãng, rất nhiều chuyên gia phân tích, chuyên gia công nghệ đều đang hồ nghi về Xiaomi. Làm thế nào để một hãng smartphone với tuổi đời rất trẻ lại có thể nhanh chóng trở thành một thế lực mới trong ngành công nghiệp smartphone?
Nhiều nhận định cho rằng Xiaomi chỉ là một công ty sản xuất hàng nhái bằng cách sao chép các thiết bị cao cấp và bán ra với giá thấp hơn để thành công. Sự giống nhau đến kỳ lạ giữa các thiết kế dòng Mi ban đầu với các mẫu iPhone hay hệ điều hành MIUI với iOS đã khiến nhận định đó trở nên đúng đắn. CEO của Xiaomi cũng không phủ nhận điều này, song, nếu chỉ nói hãng thành công chỉ với việc sao chép là hoàn toàn sai lầm. Xiaomi mang trong mình sự đột phá về chiến lược kinh doanh.
Không như Apple, Xiaomi không nhắm vào các khách hàng có tiền, mà nhắm vào người có thu nhập thấp và thanh thiếu niên có nhu cầu mua smartphone với chất lượng cao. Đơn cử như mẫu flagship Xiaomi Mi3 sở hữu vi xử lý 2.3 GHz Qualcomm Snapdragon, 2GB RAM, máy ảnh 13 MP và chạy trên nền tảng MIUI do chính hãng phát triển với mức giá chỉ 230 USD. Trong khi đó, Samsung Galaxy S5 với cấu hình tương đương lại được bán với giá gần gấp ba lần (650 USD tại thời điểm đó). Rõ ràng, người dùng Trung Quốc không thể có được sự lựa chọn tốt hơn. Đi kèm với cấu hình cao, các smartphone của Xiaomi hiện tại đã mang trong mình một thiết kế đặc trưng và chất lượng xây dựng ở mức hoàn hảo.
Xiaomi Mi3 có cấu hình ngang ngửa Galaxy S5 nhưng giá thành chỉ bằng 1/3. Ảnh: PhoneArena
Thứ hai, để bán các điện thoại di động chất lượng cao với mức giá khá thấp, Xiaomi duy trì từng model trên thị trường lâu hơn Apple. Trung bình, cứ 265 ngày có một phiên bản điện thoại mới được tung ra trong ngành - giảm so với 345 ngày vào năm 2009. Nhưng Xiaomi không làm mới sản phẩm trong 2 năm.
Sau đó, thay vì tính giá cao để bù đắp chi phí cao cho các cấu phần điện thoại hiện đại, Xiaomi chỉ đặt giá chiếc điện thoại cao hơn đôi chút so với tổng chi phí của tất cả các cấu phần của chiếc điện thoại. Khi các chi phí cấu phần giảm trong thời gian hai năm hơn 90%, Xiaomi vẫn duy trì mức giá đầu tiên, và tạo sự khác biệt.
Cũng chính vì hai lý do trên, Xiaomi đã nhanh chóng đạt được những thành công ngay tại thị trường Trung Quốc và vươn lên vị trí thứ 3 về doanh số smartphone trên thế giới. Xin nhấn mạnh lại rằng, thành công hiện tại của Xiaomi gắn liền với thị trường Trung Quốc, nếu họ mở rộng hơn, chắc chắn Samsung hay Apple phải dè chừng rất nhiều. Việt Nam cũng đang là thị trường hưởng lợi từ tham vọng dẫn đầu thế giới của Xiaomi.
Không như Apple, Xiaomi không nhắm vào các khách hàng có tiền, mà nhắm vào người có thu nhập thấp và thanh thiếu niên có nhu cầu mua smartphone với chất lượng cao. Đơn cử như mẫu flagship Xiaomi Mi3 sở hữu vi xử lý 2.3 GHz Qualcomm Snapdragon, 2GB RAM, máy ảnh 13 MP và chạy trên nền tảng MIUI do chính hãng phát triển với mức giá chỉ 230 USD. Trong khi đó, Samsung Galaxy S5 với cấu hình tương đương lại được bán với giá gần gấp ba lần (650 USD tại thời điểm đó). Rõ ràng, người dùng Trung Quốc không thể có được sự lựa chọn tốt hơn. Đi kèm với cấu hình cao, các smartphone của Xiaomi hiện tại đã mang trong mình một thiết kế đặc trưng và chất lượng xây dựng ở mức hoàn hảo.
Xiaomi Mi3 có cấu hình ngang ngửa Galaxy S5 nhưng giá thành chỉ bằng 1/3. Ảnh: PhoneArena
Thứ hai, để bán các điện thoại di động chất lượng cao với mức giá khá thấp, Xiaomi duy trì từng model trên thị trường lâu hơn Apple. Trung bình, cứ 265 ngày có một phiên bản điện thoại mới được tung ra trong ngành - giảm so với 345 ngày vào năm 2009. Nhưng Xiaomi không làm mới sản phẩm trong 2 năm.
Sau đó, thay vì tính giá cao để bù đắp chi phí cao cho các cấu phần điện thoại hiện đại, Xiaomi chỉ đặt giá chiếc điện thoại cao hơn đôi chút so với tổng chi phí của tất cả các cấu phần của chiếc điện thoại. Khi các chi phí cấu phần giảm trong thời gian hai năm hơn 90%, Xiaomi vẫn duy trì mức giá đầu tiên, và tạo sự khác biệt.
Cũng chính vì hai lý do trên, Xiaomi đã nhanh chóng đạt được những thành công ngay tại thị trường Trung Quốc và vươn lên vị trí thứ 3 về doanh số smartphone trên thế giới. Xin nhấn mạnh lại rằng, thành công hiện tại của Xiaomi gắn liền với thị trường Trung Quốc, nếu họ mở rộng hơn, chắc chắn Samsung hay Apple phải dè chừng rất nhiều. Việt Nam cũng đang là thị trường hưởng lợi từ tham vọng dẫn đầu thế giới của Xiaomi.
XIAOMI VÀO VIỆT NAM – THÁCH THỨC MỌI ĐỐI THỦ
Có một khó khăn mà Xiaomi phải đối mặt trong lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam đó là việc tiếp cận tâm lý chung của người tiêu dùng. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất đó là người tiêu dùng thích dùng điện thoại có cấu hình cao, màn hình đẹp, đáp ứng mọi nhu cầu với mức giá phải chăng nhưng đặc biệt là ít chơi với hàng Tàu và nghi ngờ điện thoại thương hiệu Việt. Xiaomi đáp ứng được 3 yêu cầu đầu tiên, song, bản thân là thương hiệu Trung Quốc sẽ khiến hãng khó tiếp cận người tiêu dùng hơn.
Tuy nhiên, trong vòng 1 năm trở lại đây, với sự xuất hiện của Oppo, Meizu, người tiêu dùng Việt đã an tâm hơn phần nào về hàng nội địa Trung Quốc. Và với uy tín của mình cùng thứ hạng cao trên toàn thế giới, Xiaomi sẽ gây ấn tượng được với người Việt và việc phát triển chỉ còn là vấn đề thời gian. Điều quan trọng nhất lúc này đó là việc đẩy mạnh truyền thông giống như Samsung trước đây và bây giờ là Oppo.
RedMi 1S là thiết bị đánh dấu sự khởi đầu Xiaomi tại Việt Nam. Ảnh: Internet
Cuối tháng 12, chiếc Xiaomi RedMi 1S sẽ chính thức được phân phối tại thị trường trong nước thông qua Digiworld. Về Xiaomi Redmi 1S, mẫu điện thoại này sẽ sở hữu màn hình IPS có kích cỡ 4.7 inch. Máy được trang bị chip xử lý Snapdragon 400 lõi tứ, RAM 1GB, camera chính 8 Mpx cùng viên pin với dung lượng 2.000 mAh. Giá bán cho sản phẩm này sẽ là 3,79 triệu đồng. Rõ ràng, Xiaomi đã đưa vào thị trường một làn gió mới, một thiết bị sử dụng vi xử lý có thương hiệu với mức giá dưới 4 triệu đồng, trên thị trường, rất ít thiết bị có được điều này.
Chỉ cần chăm chút hơn về mặt truyền thông, Xiaomi sẽ thách thức mọi đối thủ tại thị trường Việt Nam, giống như điều họ đang làm trên toàn thế giới hiện tại.
Nguồn: Techz
0 nhận xét :
Đăng nhận xét