Màn hình Lenovo P70
Sở hữu màn hình 5 inch IPS độ phân giải 1280x720 pixel cho mật độ điểm ảnh 294 PPI, chất lượng hiển thị của Lenovo P70 khá ấn tượng. Màn hình của máy có độ sáng tối đa ở mức khá, màu sắc trung thực và góc nhìn rộng. P70 có cảm biến ánh sáng để tự động điều chỉnh độ sáng tối của màn hình tùy theo môi trường. Tuy nhiên, cảm biến ánh sáng hoạt động chưa thật hiệu quả khi thường cho độ sáng màn hình thấp khiến hình ảnh bị tối đi.
Màn hình của P70 có góc nhìn rộng, màu sắc trung thực
Khi đo màn hình của Lenovo P70 bằng phần mềm và các thiết bị chuyên dụng, kết quả của máy thể hiện khớp với cảm nhận bằng mắt thường. Máy đạt điểm tương đối cao ở các tiêu chí về khả năng hiển thị màu sắc chính xác, độ đen, độ tương phản và cả nhiệt màu. Độ sáng tối đa cũng ở mức khá, nhỉnh hơn các máy cùng tầm giá như OPPO Mirror 3 và Sony Xperia C3.
Bảng kết quả đo màn hình của Lenovo P70 và một số máy cùng tầm giá
Camera Lenovo P70
Không chỉ có pin "trâu", P70 cũng được chú trọng về khả năng chụp ảnh với bộ đôi camera 13MP phía sau và 5MP phía trước. Phần mềm camera mặc định của máy được trang bị một vài tính năng thú vị như làm đẹp khuôn mặt (cho cả 2 camera), chụp ảnh ở nhiều góc (gần giống với chụp ảnh 3D), ảnh chụp sống động (vừa chụp ảnh vừa ghi lại một đoạn video ngắn khoảng 5 giây), chế độ theo dõi chuyển động, các bộ lọc màu, chụp ảnh bằng cử chỉ (giơ ngón tay hình chữ V trước camera và máy sẽ tự chụp, hỗ trợ cả camera trước và sau), tự động chụp khi phát hiện nụ cười.
Camera sau và trước của Lenovo P70
Giao diện chụp ảnh của máy
Phần mềm Lenovo P70
Tương tự như các dòng smartphone khác của Lenovo, P70 sử dụng giao diện Vibe UI phiên bản 2.0 giống với chiếc Lenovo S90 Sisley chúng tôi đánh giá gần đây. Các ứng dụng cài đặt trên máy được đưa hết ra màn hình chủ, chứ không có khay ứng dụng riêng như nhiều điện thoại Android khác. Đặc biệt, máy có phím cảm ứng ảo gọi là Điều chỉnh chạm rộng (Wide Touch) tương đối giống với phím cảm ứng ảo AssistiveTouch trên iOS.
Giao diện màn hình khóa và màn hình chủ của P70
Lenovo cũng đưa vào P70 một số tính năng thú vị như: chạm hai lần vào màn hình để bật máy; bấm hai lần vào phím Home khi màn hình tắt để chụp ảnh nhanh; lắc máy để khóa màn hình; dùng phím âm lượng để mở màn hình; tự động giảm âm lượng xuống khi cầm máy lên gọi điện; giữ chặt phím home khi ở màn hình khoá sẽ bật đèn pin rất tiện lợi.
Các tính năng đặc biệt trên P70
Tuy vậy, phần mềm của Lenovo P70 vẫn tồn tại một số hạn chế như bàn phím mặc định chưa hỗ trợ gõ tiếng Việt theo kiểu Telex hay VNI mà người dùng phải bấm và giữ vào từng phím để chọn dấu. Máy cho phép thay đổi giao diện nhưng bộ theme đi kèm chỉ có duy nhất 2 chủ để và không cho tải thêm. P70 cũng bị cắt giảm đi cảm biến la bàn số (Compass) nên bạn sẽ không thể sử dụng những ứng dụng la bàn trên Google Play để định hướng.
Hiệu năng và nhiệt độ hoạt động
Với cấu hình gồm bộ vi xử lý MediaTek 64-bit MT6752 tám nhân A53 xung nhịp 1.7 GHz, nhân đồ họa Mali-T760-MP2 xung nhịp 700 MHz, RAM 2GB và bộ nhớ trong 16GB, Lenovo P70 hoạt động nhanh nhẹn, mượt mà trong gần như mọi tác vụ. Từ việc chạy nhiều ứng dụng cùng lúc, lướt web với nhiều tab rồi chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng, chạy các game và ứng dụng nặng, P70 đều đáp ứng tốt.
Trước đây, chip MediaTek thường không được đánh giá cao về hiệu năng khi so sánh với các dòng chip của Qualcomm nhưng với MediaTek MT6752 hiệu năng của chip MediaTek đã được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, hiệu năng của CPU trên MediaTek MT6752 của Lenovo P70 có thể sánh ngang với các dòng chip Qualcomm Snapdragon 800/801.
Dù vậy, nhân xử lý đồ họa Mali-T760-MP2 của P70 vẫn chỉ là dạng tầm trung, không thể sánh được với nhân đồ họa Adreno 330 trên Snapdragon. Nhưng nhờ màn hình của P70 chỉ có độ phân giải là 1280x720 pixel nên nhân đồ họa không phải xử lý vất vả như các máy cao cấp thường có màn hình độ phân giải Full HD (1920x1080 pixel) đến QHD (2560x1440 pixel). Chính vì thế, máy vẫn có thể chơi các game đồ họa nặng trên Android hiện nay như Godfire: Rise of Prometheus, N.O.V.A. 3 hay Asphalt 8 ở mức thiết lập đồ họa cao nhất mà vẫn mượt.
Khi đánh giá hiệu năng của Lenovo P70 bằng các phần mềm như AnTuTu, Geekbench hay GFXBench, máy cũng cho điểm số rất cao. Hiệu năng CPU của máy đạt điểm ngang ngửa các smartphone cao cấp cũ như HTC One M8, Xiaomi Mi 4 hay Samsung Galaxy S5. Tuy nhiên, hiệu năng của nhân xử lý đồ họa GPU lại thua xa các máy cao cấp sử dụng vi xử lý của Qualcomm.
Điểm số hiệu năng tổng thể của Lenovo P70 đo bằng phần mềm AnTuTu
Điểm số nhân xử lý đồ họa GPU đo bằng phần mềm GFXBench phép thử Manhattan. Có thể thấy khi phải xử lý đồ họa ở độ phân giải Full HD 1080p, nhân đồ họa của P70 tỏ ra "đuối" hơn hẳn nhân đồ họa Adreno 330 trên các máy cao cấp thể hiện ở điểm số Offscreen.
Bù lại cho GPU không quá mạnh, nhiệt độ hoạt động của P70 rất ấn tượng. Máy chỉ hơi nóng lên đôi chút khi chạy các tác vụ nặng như chơi game, xem phim trong thời gian dài nhưng không hề gây khó chịu.
Thời lượng pin
Với viên pin tới 4000 mAh, Lenovo P70 được kỳ vọng sẽ cho thời lượng pin cực tốt và thực tế cho thấy chiếc smartphone này hoàn toàn có thể trụ được trọn cả ngày với cường độ sử dụng cao.
Cụ thể, trong bài đánh giá sử dụng pin tổng hợp của VnReview khi cho máy lần lượt thực hiện 3 tác vụ gồm xem phim HD 720p trên Youtube, chơi game Asphalt 8 và duyệt web, mỗi tác vụ chạy trong 30 phút và lặp lại đến khi máy báo còn 10% pin, Lenovo P70 hoạt động được khoảng 6 giờ 40 phút, một con số rất ấn tượng. Lưu ý là bài test này được thực hiện trong điều kiện độ sáng màn hình và âm lượng hệ thống đều đặt ở mức khoảng 70%, bật kết nối WiFi.
Với các bài đánh giá pin khi hoạt động lướt web và chơi game giả lập cũng trong điều kiện độ sáng và âm lượng đặt ở mức khoảng 70%, Lenovo P70 đều cho kết quả tốt. Máy có thể trụ được trong 5h20 phút ở bài chơi game, 9h54 phút ở bài lướt web. Lưu ý là với cả hai bài đo pin này, chúng tôi đều tính thời gian sử dụng pin từ khi pin đầy 100% đến khi còn 10%,
0 nhận xét :
Đăng nhận xét