HTC J Butterfly HTL23 phiên bản dành riêng cho thị trường nội địa Nhật Bản vừa chính thức có một lượng hàng khá lớn về thị trường Việt Nam. Sản phẩm mới này hứa hẹn sẽ tạo nên một sự đột phá. Phiên bản này còn được biết đến với tên gọi HTC Butterfly 2. Tuy không được người dùng đánh giá cao về thiết kế nhưng tính năng và hiệu năng trên sản phẩm đã làm cho bất kỳ ai cũng phải hài lòng.
Do HTC J Butterfly HTL23 sử dụng vỏ Unidoby nên bạn sẽ không thể tháo nắp lưng ra được, hai khe cắm nanoSIM và thẻ nhớ vì thế được đặt ở hai cạnh bên, có thể kéo ra dễ dàng vì nó có rãnh chứ không dùng cây chọt SIM như đa số các máy cao cấp khác. Đây là một cải tiến rất đáng khen.
Sở hữu trên mình một thiết kế không phải quá ấn tượng, điểm ấn tượng hút khách nhất trên chiếc smartphone này có lẽ nằm ở những tính năng cao cấp mà máy mang tới. Với cấu hình siêu khủng với con chip Qualcomm Snapdragon 801, Quad-core 2.5 GHz Krait 400, tính năng giải trí được đầu tư mạnh mẽ với cặp loa BoomSound mang tới chất lượng giải trí trên HTC J Butterfly HTL23 thật sự rất tuyệt vời.
Bề ngoài hai phiên bản này chỉ khác nhau ở chỗ bản máy Nhật (J Butterfly) không có logo HTC ở mặt trước còn cấu hình thì như nhau. HTC J Butterfly HTL23 cầm có vẻ hơi nặng và khá đầm tay, thiết kế nhựa PolyCarbonate nguyên khối nhưng còn vài điểm chưa đẹp. Ngoại hình của chiếc máy khác rất nhiều so với Butterfly đời đầu và có thêm khả năng chống nước, chống bụi.
HTC Butterfly 2 là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới có màn hình 5" Full-HD, và Butterfly 2 vẫn giữ nguyên các thông số đó. HTC chưa công bố máy sử dụng loại màn hình gì nhưng có vẻ như nó vẫn là Super LCD, màn hình khá nổi, mật độ điểm ảnh cao nên nhìn hình rất chi tiết, màu sắc hơi ám vàng và hình ảnh cũng chưa được trong trẻo cho lắm.
Cảm giác cầm HTC Butterfly 2 kém hơn Butterfly đời đầu một chút vì cạnh màn hình không còn được bo tròn mà kéo thẳng ra hai cạnh bên. Mặt lưng HTC J Butterfly HTL23 tuy cũng được làm cong nhưng khi chạy ra đến cạnh bên thì lại cắt khúc một cách vuông vức, cộng với chiều dày không hề nhỏ nên bạn sẽ cảm thấy hơi cấn ở những khu vực cạnh viền. Bù lại, chất liệu nhựa PolyCarbonate của máy màu trắng cho cảm giác sờ rất tốt, cao cấp hơn nhiều so với các phiên bản màu trơn bóng còn lại. Trong buổi giới thiệu, HTC có nhấn mạnh về "vật liệu mới" này, họ chia sẻ rằng đã cải tiến lại PolyCarbonate để nó không bị ố vàng sau một thời gian dài sử dụng và dễ vệ sinh bằng nước hơn.
Lớp vỏ của HTC Butterfly 2 được làm theo dạng nguyên khối, bao phủ toàn bộ mặt sau và kéo dài ra hết bốn cạnh. Các cổng kết nối ở cạnh dưới mặc dù không có nắp che bảo vệ nhưng vẫn có khả năng chống nước rất tốt. Mình đã nhiều lần dìm chiếc Butterfly 2 ngập trong nước nhưng máy vẫn có thể hoạt động bình thường, sau khi lau sạch có thể cắm cáp microUSB vào sạc không có vấn đề gì cả.
Có một điểm hơi lạ đó là mặc dù máy dày, diện tích ở hai mặt bên không hề thiếu nhưng hai cái phím tăng giảm âm lượng lại nằm lệch sát về một bên chứ không nằm ngay chính giữa, cổng 3.5mm ở cạnh dưới cũng nằm rất sát đáy làm cho mình tưởng máy bị lỗi thiết kế nhưng thật sự nó là như vậy, nhìn không cân đối chút nào. Các phím này cũng khá nông, chỉ có phím nguồn là nổi nhiều nên sẽ dễ bấm hơn. Một chi tiết lạ nữa đó là phím nguồn được làm bằng nhựa trong khi hai phím Volume làm bằng kim loại.
Ở mặt trước, HTC J Butterfly HTL23 có hai loa BoomSound với độ hoàn thiện rất cao nhưng buồn ở chỗ phía trên mặt kính giống như có thêm một miếng dán màn hình, nó không phủ qua hết màng loa được nên tạo thành hai cái rãnh lớn chỗ khu vực loa, làm không khít nên có thể nhìn thấy được các rãnh đen ở bên dưới.
Một số hình ảnh HTC J Butterfly HTL23
HTC Butterfly 2 là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới có màn hình 5" Full-HD, và Butterfly 2 vẫn giữ nguyên các thông số đó. HTC chưa công bố máy sử dụng loại màn hình gì nhưng có vẻ như nó vẫn là Super LCD, màn hình khá nổi, mật độ điểm ảnh cao nên nhìn hình rất chi tiết, màu sắc hơi ám vàng và hình ảnh cũng chưa được trong trẻo cho lắm.
Cảm giác cầm HTC Butterfly 2 kém hơn Butterfly đời đầu một chút vì cạnh màn hình không còn được bo tròn mà kéo thẳng ra hai cạnh bên. Mặt lưng HTC J Butterfly HTL23 tuy cũng được làm cong nhưng khi chạy ra đến cạnh bên thì lại cắt khúc một cách vuông vức, cộng với chiều dày không hề nhỏ nên bạn sẽ cảm thấy hơi cấn ở những khu vực cạnh viền. Bù lại, chất liệu nhựa PolyCarbonate của máy màu trắng cho cảm giác sờ rất tốt, cao cấp hơn nhiều so với các phiên bản màu trơn bóng còn lại. Trong buổi giới thiệu, HTC có nhấn mạnh về "vật liệu mới" này, họ chia sẻ rằng đã cải tiến lại PolyCarbonate để nó không bị ố vàng sau một thời gian dài sử dụng và dễ vệ sinh bằng nước hơn.
Lớp vỏ của HTC Butterfly 2 được làm theo dạng nguyên khối, bao phủ toàn bộ mặt sau và kéo dài ra hết bốn cạnh. Các cổng kết nối ở cạnh dưới mặc dù không có nắp che bảo vệ nhưng vẫn có khả năng chống nước rất tốt. Mình đã nhiều lần dìm chiếc Butterfly 2 ngập trong nước nhưng máy vẫn có thể hoạt động bình thường, sau khi lau sạch có thể cắm cáp microUSB vào sạc không có vấn đề gì cả.
Có một điểm hơi lạ đó là mặc dù máy dày, diện tích ở hai mặt bên không hề thiếu nhưng hai cái phím tăng giảm âm lượng lại nằm lệch sát về một bên chứ không nằm ngay chính giữa, cổng 3.5mm ở cạnh dưới cũng nằm rất sát đáy làm cho mình tưởng máy bị lỗi thiết kế nhưng thật sự nó là như vậy, nhìn không cân đối chút nào. Các phím này cũng khá nông, chỉ có phím nguồn là nổi nhiều nên sẽ dễ bấm hơn. Một chi tiết lạ nữa đó là phím nguồn được làm bằng nhựa trong khi hai phím Volume làm bằng kim loại.
Ở mặt trước, HTC J Butterfly HTL23 có hai loa BoomSound với độ hoàn thiện rất cao nhưng buồn ở chỗ phía trên mặt kính giống như có thêm một miếng dán màn hình, nó không phủ qua hết màng loa được nên tạo thành hai cái rãnh lớn chỗ khu vực loa, làm không khít nên có thể nhìn thấy được các rãnh đen ở bên dưới.
Một số hình ảnh HTC J Butterfly HTL23
0 nhận xét :
Đăng nhận xét